Bệnh trĩ là một bệnh gây ra nhiều khó chịu trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vì vị trí bệnh ở nơi nhạy cảm nên nhiều người thường cố chịu đựng và tự tìm hiểu. Có rất nhiều bài thuốc dân gian dùng để trị bệnh trĩ, sau đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà hiệu quả.
Cây lá lốt có tác dụng gì đối với bệnh trĩ?
Lá lốt là một vị dược liệu quen thuộc trong Đông y. Với tính ấm, vị cay nồng, lá lốt được ông cha ta dùng trong trừ hàn, tiêu thũng ( giảm viêm), chỉ thống (giảm đau). Ngày nay, lá lốt đã được khoa học nghiên cứu và chỉ ra rằng trong nó có nhiều hoạt chất có tác dụng điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ:
- Chất xơ: lá lốt cũng như phần lớn các loại rau bạn ăn vào đều cung cấp cho cơ thể hàm lượng chất xơ cao. Người ta ước tính cơ thể sẽ được cung cấp 2,5g chất xơ nếu bạn ăn vào 100g lá lốt. Chất xơ là một chất rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa, nó giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón, vì vậy bạn sẽ không phải rặn mạnh mỗi khi đi ngoài – một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
- Sắt: trong lá lốt có chứa một lượng đáng kể sắt, chất này là một trong những nguyên liệu tham gia quá trình tạo máu. Do vậy, mất máu vì bệnh trĩ sẽ được bổ sung kịp thời, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và các biến chứng do trĩ.
- Vitamin C: Ăn lá lốt giúp cơ thể bạn được bổ sung vitamin C. Chất này có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống ngứa và làm dịu kích ứng xung quanh hậu môn.
- Flavonoid: Đây là một chất có tác dụng chống oxy hóa, làm bền thành mạch và tăng cường phục hồi tổn thương ở hậu môn.
- Piperin: Chất này có tác dụng kháng khuẩn, làm bền thành mạch và phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
Như vậy, với các thành phần này, lá lốt có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm đau, giảm ngứa ngáy, nóng rát quanh hậu môn, hỗ trợ làm co búi trĩ do vậy bạn có thể dùng lá lốt chữa bệnh trĩ tại nhà. Sau đây là một số cách bạn có thể tham khảo.
Xem thêm: Tinh dầu thông đỏ Hàn Quốc trị bệnh gì? Có tốt không? Loại nào tốt nhất?
Hướng dẫn các bước chữa bệnh trĩ bằng lá lốt hiệu quả tại nhà
Uống nước lá lốt chữa bệnh trĩ
Đây là cách làm đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện hàng ngày để điều trị bệnh trĩ. Lá lốt mang đi sắc lấy nước uống có thể là lá lốt khô hoặc tươi đều được. Uống nước lá lốt giúp cải thiện chứng táo bón, kích thích tiêu hóa và giảm sưng viêm ở hậu môn.
Chuẩn bị: khoảng 10g lá lốt đã phơi khô. Bạn cũng có thể dùng lá lốt tươi, tuy nhiên nếu dùng lá lốt tươi thì bạn nên chuẩn bị khoảng 20g.
Cách làm:
- Rửa sạch lá lốt, để ráo nước
- Cho lá lốt vào ấm và đổ thêm 500ml nước
- Đun sôi cho đến khi còn khoảng 300ml nước
- Chắt lấy nước uống, chia 3 lần sau ăn 30 phút
Ăn lá lốt
Ngoài tác dụng chữa bệnh, lá lốt còn được biết đến như một nguyên liệu nấu ăn, đem lại mùi hương tuyệt vời cho các món ăn hàng ngày. Thêm lá lốt vào thực đơn vừa giúp kích thích tiêu hóa tốt vừa hỗ trợ người bệnh trĩ đẩy lùi căn bệnh khó chịu này.
Đối với phương pháp này bạn sử dụng lá lốt tươi để nấu chung với thức ăn. Chú ý nên chọn những lá tươi, không bị nát và không có thuốc trừ sâu để đạt được hiệu quả điều trị bệnh. Bạn nên rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 10 phút trước khi nấu.
Một số món ăn chế biến cùng lá lốt bạn có thể tham khảo như: chả lá lốt, thịt bò cuốn lá lốt, cà tím xào lá lốt, hến xào lá lốt, canh thịt lá lốt…
Xông, ngâm và vệ sinh hậu môn bằng lá lốt
Một trong những cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt là xông, ngâm hậu môn. Xông, ngâm là biện pháp rất hữu hiệu và đơn giản phù hợp với người không có nhiều thời gian. Đây là cách làm giúp cầm máu sau khi đi đại tiện và làm dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ. Khi xông, ngâm, các hoạt chất trong lá lốt sẽ tiếp xúc trực tiếp với hậu môn của bạn mang lại hiệu quả đáng kể, không những thế nó còn giúp ức chế vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển ở hậu môn.
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi
Cách làm:
- Lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 10 phút. Để ráo nước
- Cho lá lốt vò 2 lít nước đun sôi, đun tiếp khoảng 5 đến 10 phút
- Vệ sinh hậu môn sạch với nước lạnh
- Xông hơi hậu môn với nước lá lốt đã chuẩn bị ở bước trên trong 10 đến 15 phút
- Khi nước nguội đi, chỉ còn ấm thì dùng để ngâm rửa hậu môn
Bạn nên áp dụng cách làm này mỗi ngày trước khi đi ngủ hoặc sau khi đi đại tiện. Việc này giúp cầm máu sau khi đi đại tiện và làm dịu các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa sự viêm nhiễm quanh hậu môn.
Xem thêm: Tinh dầu sả chanh có tác dụng gì? Cách làm tại nhà nhanh nhất, Cách sử dụng
Kết hợp lá lốt và nghệ chữa bệnh trĩ
Nghệ chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa và có tác dụng cao trong phục hồi niêm mạc, làm bền thành mạch, kháng viêm và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Việc kết hợp 2 nguyên liệu này đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh trĩ.
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt tươi, 1 củ nghệ tươi
Cách làm:
- Lá lốt và nghệ đem rửa sạch và để ráo nước
- Cắt nghệ ra thành từng lát mỏng
- Cho lá lốt và nghệ vừa thái vào 2 lít nước đun sôi, đun thêm khoảng 10 đến 15 phút
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ với nước sạch
- Xông hậu môn với nước lá lốt nghệ vừa chuẩn bị khoảng 5 đến 10 phút
- Khi nước lá lốt nghệ nguội thì dùng để ngâm và rửa hậu môn
Bạn nên áp dụng cách làm này vào mỗi ngày để thu được hiệu quả tốt nhất
Sử dụng ngải cứu và lá lốt trị bệnh trĩ
Ngải cứu được biết đến với tác dụng ức chế các vi sinh vật gây bệnh hiệu quả. Việc sử dụng ngải cứu và lá lốt trong điều trị bệnh trĩ giúp bệnh nhân cầm máu, giảm đau rát, sưng, ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh trên hậu môn, làm bền thành mạch, giúp làm co búi trĩ…
Chuẩn bị: 1 nắm ngải cứu, 1 nắm lá lốt
Cách làm:
- Lá lốt và ngải cứu đem rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 5 đến 10 phút
- Đun sôi 2 lít nước, cho lá lốt và ngải cứu vào và đun thêm khoảng 10 đến 15 phút
- Cho thêm nước mát vào nước lá lốt ngải cứu trên, dùng ngâm rửa hậu môn
Với cách làm này bạn nên áp dụng 2 lần trên ngày, làm mỗi ngày để thu được hiệu quả tốt nhất.
- Xông hơi lá lốt với các dược liệu khác
Bên cạnh những cách làm trên, trong dân gian còn dùng lá lốt với các dược liệu khác như lá sung, nghệ, ngải cứu, lá cây từ bi để điều trị bệnh trĩ.
Chuẩn bị: 2 củ nghệ vàng, lá sung, ngải cứu, lá cây từ bi mỗi loại 1 nắm.
Cách làm:
- Rửa sạch nguyên liệu, nghệ đem giã nát
- Cho tất cả vào 2 lít nước đun sôi, đun thêm khoảng 10 phút
- Dùng nước này đem xông hậu môn, đến khi nước nguội đi chỉ còn ấm thì lấy nước này ngâm, rửa hậu môn.
Nên áp dụng hàng ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Bà bầu có được ăn lá lốt để trị bệnh trĩ không?
Có một số thông tin cho rằng bà bầu ăn lá lốt sẽ bị mất sữa, tuy nhiên thông tin này là không có căn cứ do không có một công trình nghiên cứu nào chứng minh được lá lốt làm tắc sữa. Mặt khác, một số nghiên cứu cho thấy rằng trong lá lốt có chứa các thành phần như flavonoid, alcaloid và tinh dầu có tác dụng tốt đối với mẹ bầu như cải thiện hệ tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn, do vậy bà bầu có thể ăn lá lốt để trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, vì lá lốt có tính ấm nên mẹ bầu không nên ăn với số lượng quá nhiều và trong thời gian dài vì có thể gây tích tụ nhiệt làm nóng trong và khó chịu. Nếu bạn có ý định sử dụng lá lốt để điều trị bệnh trĩ hoặc có tiền sử sảy thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Có rất nhiều món ăn được chế biến từ lá lốt mà mẹ bầu có thể tham khảo như chả cuốn lá lốt, thịt bò xào lá lốt, canh thịt nấu lá lốt, trứng rán lá lốt… Ngoài ra khi không mắc bệnh trĩ bà bầu cũng nên ăn từ 2 đến 3 bữa lá lốt mỗi tuần để cải thiện hệ tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn.
Xem thêm: Cây Hương Nhu: Dược liệu vô cùng hữu ích không phải ai cũng biết
Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ
Lá lốt đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ, tuy nhiên bạn cũng cần biết sử dụng đúng cách tránh mang lại các hậu quả không mong muốn. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà được đánh giá là đơn giản, dễ làm và rẻ tiền, có hiệu quả tốt đối với bệnh nhân trĩ nhẹ. Sau đây là một số lưu ý khi dùng lá lốt chữa bệnh trĩ:
- Các cách chữa bệnh trĩ tại nhà này chỉ được lưu truyền trong dân gian, chưa được khoa học chứng minh độ an toàn. Do vậy khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Không nên giã, đắp, thoa trực tiếp lá lốt tươi lên hậu môn vì niêm mạc hậu môn lúc này rất nhạy cảm có thể xảy ra kích ứng, phù nề và nóng rát.
- Các nguyên liệu khi dùng cần là những nguyên liệu sạch, không thuốc trừ sâu và được ngâm, rửa sạch sẽ trước khi dùng
- Nên áp dụng biện pháp điều trị bệnh trĩ đều đặn mỗi ngày theo hướng dẫn, làm liên tục 1 đến 3 tháng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
- Do đây là phương pháp dân gian, chỉ phù hợp với bệnh nhân nhẹ và chỉ dùng phối hợp, không có tác dụng thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ, nên kết hợp với chế độ ăn khoa học, sinh hoạt lành mạnh
- Trong khi áp dụng nếu thấy có dấu hiệu bất thường, kích ứng… bạn nên dừng lại ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các cách điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt tại nhà. Hi vọng với những chia sẻ này người bệnh có thể lựa chọn một cách điều trị phù hợp và nhanh chóng khỏi bệnh. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.